Giúp mẹ lên danh sách đồ sơ sinh cho bé mua đồ sơ sinh phù hợp với con bạn

Mua sắm đồ sơ sinh cho thiên thần nhỏ luôn là điều khiến các mẹ bầu háo hức, mong chờ! Và nếu đây là lần đầu làm mẹ bạn sẽ rất lúng túng trong việc chọn mua đồ cho bé. Hãy tham khảo theo những mách nước dưới đây để giúp bạn dễ dàng hơn khi chọn đồ cho trẻ nhé!
Ngắm nhìn baby của mình trong những bộ đồ xinh xắn, chơi món đồ chơi dễ thương do chính tay mình lựa chọn là niềm hạnh phúc tuyệt vời. Dạo quanh một vòng thị trường đồ dùng, thời trang trẻ em, các mẹ có lẽ sẽ không khỏi hoa mắt giữa hàng trăm loại đồ dùng dành cho bé. Khi đó các mẹ bầu chưa có kinh nghiệm sẽ phân vân không biết nên lựa chọn loại nào cho phù hợp với bé giữa một thế giới đồ dùng rộng lớn, đa dạng, nhiều màu sắc và dường như cái nào cũng cần thiết!

Vì thế để tránh ví tiền cạn nhanh khi mua sắm đồ cho bé, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của các mẹ trên các diễn đàn và lên danh sách những đồ dùng cần thiết nhất.
Đầu tiên là áo quần cho bé.
Ngay khi vừa chào đời, bé sẽ lớn rất nhanh, cơ thể bé thay đổi lên từng ngày, vì vậy bạn đừng nên mua quá nhiều, để tránh việc bé chưa mặc hết thì đồ đã chật mất rồi.
Mua áo sơ sinh thì chỉ nên mua khoảng 10 chiếc, hãy chọn loại có thành phần sợi cotton thấm hút mồ hôi, đường may lộn ra ngoài để bé không bị đau, bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn loại có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực. Tuy có nhiều kích cỡ nhưng bạn chọn từ số 1 – 3 là vừa cho em bé nhà bạn rồi.
Lúc mới sinh bé chủ yếu được quấn tã, nên bạn không cần thiết phải mua nhiều quần cho bé.  Khi mua quần bạn nên tính toán chọn cỡ lớn hơn so với bé để khi sau này dễ dàng đóng bỉm, và chọn loại dây thun ở lưng quần không quá chặt để không làm lằn da bụng của bé.
Áo ấm là rất cần thiết cho bé, vì bé sẽ lạnh hơn khi ra khỏi môi trường trong bụng me, do đó bạn cũng nên mua các loại áo dày để giữ ấm cho bé nhưng hãy tránh mua áo chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé.
Ngoài ra, bạn cũng nên mua khăn bông cho bé. Không nên tiết kiệm mà hãy chuẩn bị khoảng 5 cái để dự phòng, loại khăn này trong hệ thống các cừa hàng đồ dùng cho bé có bán với chất liệu mềm, dày và nhanh rút nước.
Bạn cũng nên mua khăn xô loại nhỏ để tắm hoặc rửa mặt cho bé, khăn xô loại lớn hơn để lau khô người cho bé và cả những chiếc khăn sữa để lau khi cho bé bú, hoặc ăn. Mũ chóp và yếm, bao tay, bao chân cho bé cũng tuyệt đối không thể thiếu khi mua đồ.

Tã lót cho bé? Bạn phân vân nên chọn tã giấy hay tã vải?

Với tã giấy thì sẽ rất tiện lợi và dễ sử dụng vì không phải gấp nhiều lần hay cài kim băng mà cũng chẳng cần phải mặc thêm quần nhựa, và có thể vứt bỏ dễ dàng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn. Mỗi khi ra ngoài, bạn có thể mang vài cái theo rất dễ dàng, nhỏ gọn lại không phải mang về giặt lại.
Vào mùa lạnh, tã giấy càng thể hiện ưu điểm hơn tã vải vì độ hút thấm cao và giúp trẻ không bị lạnh khi tè dầm. Hãy chọn mua loại có màng đáy thoáng dạng vải sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Nên nhớ chọn loại tã hai bên vách chống trào được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Đồ cho trẻ sơ sinh

Với tã vải thì ban đầu sẽ tốn khá nhiều chi phí nhưng dùng về lâu dài lại kinh tế hơn. Sau khi sử dụng tã vải phải xả sạch, giặt, khử trùng và làm khô. Tối thiểu bạn phải chuẩn bị 24 cái để luôn có tã mới thay cho bé. Mua tã càng nhiều thì càng đỡ mất công giặt giũ nhiều lần. Lưu ý khi mua cần chọn loại tốt nhất. Tã vải sử dụng trong một thời gian dài sẽ hút ẩm tốt tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn.
Thay tã an toàn cho bé
Với bé gái thì hay bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, do đó cần chọn tã giấy có thiết kế khác nhau, tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, kể cả ngày và đêm. Cần chọn loại quần dễ nhìn hay có đường diềm để mặc bên ngoài tã vải cho bé.
Còn bé trai thì hay bị ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế, bạn cần chọn loại tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế cần phủ thêm một lớp tã khác lên bộ phận sinh dục của bé. Khi thay tã sạch, nên đẩy nhẹ bộ bận sinh dục của bé sang một bên để tránh nước tiểu có thể rò rỉ từ phía trên tã.
Từ ba tháng cuối trước khi sinh, bạn nên lên kế hoạch và mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé. Hãy tham khảo thêm kinh nghiệm của những bà mẹ khác nhé!
Để đón chào đón bé yêu sắp chào đời trong gia đình, bạn sẽ phải chuẩn bị kha khá những đồ dùng cần thiết cho bé. Theo kinh nghiệm của các mẹ đã từng sinh nở, việc mua đồ đạc cho bé nên được bắt đầu từ đầu tháng thứ 7 hoặc 8 thời kì mang thai. Bạn nên bắt đầu sắm sửa từ những thứ cần thiết nhất dù đây là giai đoạn tiêu tốn khá nhiều đối với gia đình bạn.
Để mua sắm đồ dùng hiệu quả và ít tốn kém nhất cho mẹ và bé, bạn hãy lập kế hoạch chi tiết. Các chị em nên tham khảo ý kiến của các bà mẹ đã có kinh nghiệm rồi lên danh sách những thứ cần mua hoặc đến các cửa hàng đồ trẻ em, xin tờ giấy liệt kê. Tuy nhiên, hãy cân nhắc những thứ thực sự cần thiết nhất trong danh sách này, những thứ mình đã có, những thứ mình được thừa hưởng từ người thân… Sau đó kiểm tra kỹ lưỡng lần cuối cùng danh sách rồi mới quyết định đi mua các mẹ nhé.
Nên mua đồ theo từng tháng vì bé sẽ lớn rất nhanh mà bạn không thể ước lượng theo kịp. Trong giai đoạn này, bạn chỉ cần sắm đồ cho 3 tháng đầu của bé là ổn. Khoản tài chính cho việc mua sắm này cũng tùy thuộc vào lượng mua của bạn nhưng thông thường rơi vào khoảng 5-10 triệu đồng.
Bạn có thể tham khảo danh sách những thứ cần mua dưới đây:

Đồ cho con:

  • – Gạc rốn: khoảng 9 cái là đủ .
  • – Mũ thóp, mũ đội đầu, bao tay bao chân: chỉ cần khoảng 3 bộ mỗi loại
  • – Quần sơ sinh: 10 cái,
  • – Âo sơ sinh: 5 cái
  • – Tã chéo: 10 cái
  • – Tã vuông: 3 cái
  • – Áo ghi lê: 3-5 cái
  • – Khăn voan trắng: 1 cái
  • – quần đóng bỉm: 3-5 cái
  • – Khăn xô to: 3 cái (để lau khô cơ thể cho bé khi tắm)
  • – Khăn xô lau mũi: 10 cái,
  • – Khăn xô quấn cổ (to hơn khăn lau mũi): 10 cái
  • – Gối: 1 gói lõm đầu, 1 bộ gối chặn
  • – Bỉm/ tã giấy: 1 bịch
  • – Giấy thấm 1 chiều: 1 hộp (lót lúc mới sinh, để cứt xu của bé)
  • – Sữa: 1 hộp
  • – Bình sữa: 3 bình, trong đó 1 bình để cho bé uống nước
  • – Chậu rửa của con
  • – Tấm lót để bé tè: 1 cái (để bé khỏi tè ra đệm).

Đồ cho mẹ:

  • – Bỉm mẹ: 3-5 cái (nếu mẹ mổ đẻ thì cần từ 5 cái nhé)
  • – Sữa mẹ: 1 hộp (hoặc sữa tươi)
  • – Thìa cốc, nước uống (nên chuẩn bị ở nhà, tránh vào bệnh viện phải mượn)
  • – Chậu rửa của mẹ
  • – Dép lê
  • – 1 bộ quần áo khi về
  • – Nón, kính mát, khăn bịt mặt, khăn quàng cổ.

Những thứ có thể mua sau

Bình sữa (và đồ cọ bình), khăn voan để che bụi cho bé khi ra ngoài, chăn ủ có mũ (chọn loại dày hoặc mỏng tùy từng mùa, dùng ủ bé khi ra ngoài), tấm thấm lót sữa, tủ nhựa đựng đồ của bé, bấm cắt móng cho bé, phấn rôm… Nếu bạn cảm thấy sau khi sinh khó mà có thời gian mua thì có thể mua trước khi sinh để chuẩn bị.
Tuy giá mỗi món đồ không cao nhưng tổng số tiền bạn phải chi không phải nhỏ. Trong khi đó, khi bước chân vào baby shop, các bà mẹ tương lai thường bị hấp dẫn bởi vô số thứ đẹp mắt và có thể mua cả những thứ không cần thiết, hoặc mua quá nhiều. Vì vậy, các mẹ nên kiềm chế và chỉ mua đúng theo danh sách đã kê, trừ khi phát hiện thấy món đồ rất cần mà mình chưa liệt kê.

Hãy chuẩn bị tài chính!

Ngoài tiền chuẩn bị mua đồ cho bé, các ông bố bà mẹ cần chuẩn bị thêm các khoản tiền sau:

Đồ cho trẻ sơ sinh

– Tiền đẻ: nếu sinh thường thì không hết nhiều, chỉ tối đa 2-3 triệu đồng, còn sinh mổ thì khoảng 5-10 triệu đồng.
– Tiền lẻ 10 ngàn hoặc 20 ngàn để cho y tá khi họ vệ sinh cho mẹ, cho con; và để mua những thứ cần thiết khác như nước sôi, cơm… trong thời gian nằm viện.

Nếu là lần đầu tiên đi mua sắm đồ cho bé con chào đời hẳn bạn sẽ rất lúng túng trước một cửa hàng đầy các loại tã lót, khăn, mũ, vớ và thêm mông lung với hàng tá lời mời chào của cô bán hàng? Đâu là món thực sự cần thiết và cần mua bao nhiêu mới đủ? Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn những thứ cần mua sắm sau.

Dành cho bé

  • 1. Áo cotton: Những lần khám thai cận ngày sinh, bác sĩ có thể sẽ dự đoán cho bạn số kg của bé, dựa theo đó bạn có thể ước lượng kích cỡ áo. Khi còn sơ sinh bé cũng ít làm bẩn áo, vì thế bạn không cần mua nhiều chỉ mua khoảng 10 cái cho lần đầu tiên là đủ. Sau vài tháng, khi bé lớn hơn bạn có thể mua bổ sung.
  • 2. Áo ấm, áo ghile giữ ấm: Nếu sinh vào mùa nóng, bạn chỉ cần mua 2 chiếc ghile, phòng khi nhiệt độ ban đêm xuống thấp, mặc giữ ấm khi bé ngủ. Còn nếu sinh vào mùa lạnh, bạn cần mua thêm áo giữ ấm cho bé bằng những chất liệu dễ chịu như dạ, thun dày…
  • 3. Mũ: Rất qua trọng để bé sơ sinh giữ ấm thóp đầu, tuy nhiên mũ thì ít bị bẩn hơn áo nên ạn có thể mua chừng 5 cái để thay đổi.
  • 4. Bao tay, bao chân: Đây cũng là những thứ quan trọng cho bé, có tác dụng vừa giữ ấm, vừa tránh cho bé cào móng tay vào mặt. Mua khoảng 5 bộ.
  • 5. Tã vải: Bé sơ sinh thi không cần nhiều quần mà nên dùng tã, vừa dễ vệ sinh vừa thoáng cho bé. Có hai loại tã là cột chéo và tã dán, nhưng tã dán thì tiện cho bà mẹ hơn. Mua khoảng 24 cái.
  • 6. Giấy lót tã. Hiện nay ngoài thị trường có loại tã giấy newborn, dùng để đặt trong tã vải, rất tiền lợi cho các bà mẹ trong việc chăm sóc con. Có thể mua dần theo mức độ sử dụng của bé.
  • 7. Khăn giấy ướt: Không làm rát da bé khi vệ sinh cho bé nhiều lần. Không mua nhiều mà chỉ nên mua từng hộp, hết tới đâu mua tới đó để độ ẩm trong khăn không bị giảm đi.
  • 8. Tăm bông, bông gòn: Mỗi thứ 1 hộp. Mua loại cho em bé để lấy ráy tai, vệ sinh mũi, mắt bé.
  • 9. Khăn bông quấn bé: Loại lớn, không quá dày, 2-3 cái là đủ dùng. Khăn này để quấn giữ ấm cho bé và bó tay bé áp sát vào người, không đưa ngậm vào miệng hay cào vào mặt.
  • 10. Khăn tắm: Dùng để lau khô cho bé khi mới tắm xong. Bạn nên mua loại khăn gạc lớn bằng vải xô, mềm mại, mau khô. Chỉ cần 2 cái là đủ.
  • 11. Khăn sữa, khăn mặt: Chọn loại bằng vải xô gạc, khoảng 24 cái dùng thay đổi.
  • 12. Lót mông: Là loại một mặt khăn, một mặt nhựa. Khi bé chưa biết lẫy, bò, khăn này dùng lót dưới mông phòng khi bé tiểu tiện không bị dây ra giường.
  • 13. Bình sữa, núm vú: Đề phòng lúc chờ mẹ xuống sữa các em bé phải dùng sữa ngoài vì thế bạn nên mua phòng 1 bình uống sữa và 1 bình uống nước. Bình chọn loại 125ml là vừa, núm chọn loại mềm, lỗ ti nhỏ dành cho bé sơ sinh.
  • 14. Nước rửa bình sữa: Rửa bình với nước sôi không cũng là chưa đủ sạch, nước rửa bình sữa là dung dịch chuyên dùng để vệ sinh bình sữa. Mua kèm 1 cái cọ bình luôn nhé!
  • 15. Sữa bột cho bé: Nên cần chuẩn bị một loại sữa tin cậy để chuẩn bị phòng trường hợp bạn mất sữa. Tìm hiểu kỹ và chọn mua loại để bé dùng lâu dài.Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua loại hộp nhỏ vì bé có khi chỉ thích bú mẹ.
  • 16. Bộ gối: Thực ra, bé còn nhỏ thì hầu như không cần dùng gối. Bạn có thể dùng 1 chiếc khăn gấp lại để kê đầu bé. Nhưng có một bộ nho nhỏ cũng không thừa, 2 chiếc gối ôm đặt 2 bên nôi giữ cho bé không trở mình nhiều và ngủ ngon giấc hơn.
  • 17. Thau tắm, giá tắm: Sẽ rất cần thiết nếu bạn chưa có kĩ năng tắm cho bé, tránh việc sơ xuất trong lúc tắm cho bé.
  • 18. Dầu gội, sữa tắm, lotion baby: Chỉ nên mua loại vừa, vì nếu dùng lâu hết sẽ mất mùi.
  • 19. Bấm móng tay an toàn: Loại thiết kế an toán để tránh làm trầy xước ngón tay bé.
  • 20. Gạc đánh tưa lưỡi lợi: Chỉ cần mua phòng 1 số lượng ít để dùng tại nhà, vì hầu hết các bệnh viện đều chỉ định cho bạn mua tại đó.
  • 21. Màn chụp: 1 chiếc màn chụp giúp chống muỗi, côn trùng bảo vệ giấc ngủ của bé.

Dành cho mẹ

  • 1. Lựa chọn những bộ quần áo mặc trong những tháng mới sinh, cho bé bú: Khi mới sinh xong, cơ thể bạn chưa thể về ngay với vóc dáng ban đầu, cộng với việc phải cho con bú, vết mổ (nếu sinh mổ) dễ tổn thương… vì thế bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, vải rút mồ hôi mát mẻ, áo có nút cài ở trước để dễ cho bé “ti”.
  • 2. Băng vệ sinh cho bà đẻ và quần lót giấy: nên chuẩn bị ít nhất 20 miếng tã loại này cho những ngày đầu sau sinh sẽ có nhiều sản dịch, đồng thời để tiện cho người chăm sóc, bạn nên mua 2 bịch quần lót giấy dùng 1 lần. Những món này nhớ mang theo khi đi sinh bé.
  • 3. Dầu dành cho bé và mẹ: Hãy chuẩn bị 1 chai dầu khuynh diệp, có tác dụng giúp cho bạn vè bé dễ chịu hơn khi cảm thấy mệt.
  • 4. Dung dịch vệ sinh: Dùng sau khi sinh.
  • 5. Dầu tắm & gội khô: rất tiện trong thời gian ở cữ, chưa được tiếp xúc với nước. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các cửa hangfc đồ sơ sinh
  • 6. Tất cotton rộng: Giúp bà mẹ mới sinh giữ ấm chân.
  • 7. Áo lót cho con bú: Có tác dụng nhằm giúp ngực của bạn ổn định, giảm chảy xệ và giảm việc lên sữa thường xuyên.
  • 8. Miếng lót thấm sữa: Trong tháng đầu, khi em bé chưa biết bú hoặc chưa bú hết sữa thì sữa mẹ rất hay rỉ ra, thậm chí chảy ướt cả áo bạn, để giữ sạch sẽ, bạn cần dùng miếng lót này.
  • 9. Gạc vệ sinh: Dùng để lót trên băng vệ sinh giúp mát & mau lành vết khâu tầng sinh môn
Đi vòng quanh các baby shop bạn sẽ thấy còn rất nhiều thứ dành cho bé, và bạn có thể mua thêm nếu thấy cần. Tuy nhiên theo thực tế, với những liệt kê trên đây là đã rất đầy đủ cho mẹ và bé rồi. Còn nhiều thứ cần mua thêm nữa, nhưng bạn đừng vội, sau khi sinh em bé, bạn hãy quan sát xem bé cần thêm gì rồi hãy đi mua cũng chưa muộn đâu. Ví dụ với nôi, võng, giường, xe đẩy, ghế nằm… bạn nên tùy mua vào điều kiện sử dụng của gia đình. Có khi bé có thể không chịu nằm nôi và có khi lại ngủ ngon khi được đặt nằm bên mẹ,… Tốt nhất nên đi cùng một người có kinh nghiệm để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Với các món áo, quần, tã, bạn nên giặt giũ sạch sẽ trước khi ngày lâm bồn đến. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, bạn chỉ cần chọn vài món cần thiết xếp vào giỏ và chờ đợi giây phút trọng đại đến nữa mà thôi!
Trường hợp mỗi lần muốn cho bé đi chơi, tôi phải chuẩn bị rất nhiều đồ đạc. Do nhiều đồ cùng xếp chung trong một chiếc túi nên đôi lúc rất mất thời gian mới tìm được món đồ của con. Hiện nay đã có một sản phẩm rất tiện lợi là giỏ đựng đồ sơ sinh chia ngăn, giúp dễ tìm đồ cho con nhờ giỏ được phân ngăn khoa học.
Có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, giỏ đựng đồ sơ sinh chia ngăn được làm từ vải polyester với màu sắc khá nhã nhặn. Sản phẩm dễ định hình và phù hợp với nhiều loại túi xách, giỏ đựng.
Làm từ chất liệu sợi mềm mại, với kích thước 36x16x19cm (rộng x dài x cao), sản phẩm dễ định hình và phù hợp với nhiều loại túi xách, giỏ đựng.
Bên trong giỏ được chia làm 7 ngăn với các kích cỡ to nhỏ khác nhau, tiện sử dụng để đựng quần áo, bỉm, bình sữa, thuốc men cho bé. Sự phân chia này giúp người sử dụng sắp xếp đồ khoa học và dễ dàng tìm, lấy đồ.
Các đường chia ngăn được may bằng chỉ chắc chắn cũng tạo sự cho tôi sự an tâm khi sử dụng sản phẩm này.

Thêm vào đó, chất liệu vải polyester có nhiều lỗ thoáng và nhanh khô nên tôi có thể giặt giỏ thoải mái để giữ vệ sinh giỏ.

Tuy nhiên, giỏ đựng này cũng còn một số hạn chế:
– Chất liệu vải polyester khá dễ bám bẩn.
– Hiện nay, giỏ đựng đồ chỉ có một kích cỡ và kích cỡ này chỉ hợp với những chuyến đi ngắn ngày. Nếu cho bé đi chơi dài ngày, kích thước giỏ này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đựng đồ đạc cho bé.

Kinh nghiệm sử dụng của bản thân:

Giặt giỏ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Trên là những kinh nghiệm cùng với tư vấn danh sách đồ sơ sinh cho bé mà các mẹ phải quan tâm. Việc đón chào bé sắp trào đời là hết sức thiêng liêng với gia đình. Vì vậy phải nên chọn mua đồ sơ sinh phù hợp trẻ và chuẩn bị đầy đủ các thứ cẩn thiết ở trên. Chúc bạn mẹ tròn con vuông! Các mẹ có thể tham khảo đồ cho trẻ sơ sinh và kinh nghiệm trước khi sinh bé tại: https://chiaki.vn/quan-ao-tre-em-c163
Được tạo bởi Blogger.